Nghịch lý trái cây: 'Nội' giải cứu, 'ngoại' xếp hàng chờ mua

Thứ tư, 08/05/2019, 09:30

Mới đây, nho tím kỳ lạ - Akebi có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nhập về Việt Nam với giá dao động 250.000 - 290.000 đồng/trái khiến dân mạng đứng ngồi không yên. Nhiều khách hàng tò mò hỏi trái gì, ăn ra sao rồi đặt hàng mua dùng thử.

Theo người kinh doanh online, nho tím có hình dáng như củ khoai lang, vỏ màu tím, ruột giống quả chanh dây có màu trắng, hột đen. Nho tím có thể được chế biến thành nhiều món ăn như xào, trộn gỏi, nướng, lăn bột chiên hoặc ăn sống như ăn chanh dây.

Trước đó, dân mạng cũng đua nhau mua dứa Đài Loan, mỗi trái có giá không dưới 300.000 đồng để “ăn cho biết”. Chỉ sau vài giờ chia sẻ, 2 thùng dứa nhập kho (6 trái/thùng) đã bán hết sạch. Người nào chậm chân phải chờ vài ngày nữa mới có.

Trong khi, nông sản Việt liên tục rơi vào tình trạng chờ… giải cứu, hết chuối, cà chua, củ cải, dưa hấu… và giờ là thanh long. Ông Bùi Công Thành, giám đốc công ty xuất nhập khẩu trái cây Thành Công cho hay, các giống trái cây ngoại có thể hấp dẫn người tiêu dùng bởi lạ mắt. Tiếp đó là hình dáng được bao bọc đẹp, bảo quản cẩn thận, trọng lượng đồng đều và có thể để được lâu.

“Khoan hãy quy kết người Việt mình có tâm lý sính ngoại khi không chọn mua trái cây trong nước. Bởi trước một giống trái cây mới lạ, người có điều kiện đều muốn dùng thử để biết nó như thế nào chứ không hẳn là họ ưa chuộng mặt hàng đó vì nó là… hàng ngoại” – ông Thành nói.

Còn với Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, có thể các sản phẩm nhập khẩu hấp dẫn người tiêu dùng Việt Nam ở hình dáng đẹp, bảo quản sang trọng, bắt mắt. Còn về phần chất lượng, chưa chắc “ai hơn ai”, vì các sản phẩm nhập khẩu bày bán trên thị trường ít khi được người bán trưng đầy đủ giấy tờ kiểm dịch hoặc các chứng nhận về đạt chuẩn chất lượng của sản phẩm.

Theo bà Mai, đối với nông sản trong nước, sở dĩ có giá quá rẻ vì người dân thường trồng theo xu hướng, trồng một cách ồ ạt. Trong khi đó, cơ quan quản lý tại Việt Nam chưa xây dựng được kế hoạch đầu ra và đầu vào phù hợp để định hướng người dân theo quy luật thị trường hoặc phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.

“Để giúp người dân thoát khỏi tình trạng này, cơ quan quản lý cần giám sát và khảo sát nhu cầu thị trường; đưa ra kế hoạch định hướng cho người trồng sát với thực tế. Song song đó, các doanh nghiệp cần vào cuộc để phát triển công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt khâu chế biến cần được đẩy mạnh để tạo đầu ra cho nông dân…” – TS Võ Mai đề xuất.

Các chuyên gia nông nghiệp cũng nhìn nhận, nguyên nhân chính khiến trái cây Việt thất thế trên sân nhà là do người tiêu dùng còn e ngại về chất lượng trái cây trong nước. Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu còn hạn chế khiến trái cây Việt chưa đến được với người tiêu dùng. Ngoài ra, mẫu mã trái cây ngoại vượt trội hẳn so với trái cây Việt nên thường được lựa chọn nhiều vào những dịp lễ, Tết...

Một thực trạng nữa là, không ít người tiêu dùng trong nước cảm thấy buồn khi doanh nghiệp làm ra những sản phẩm tốt, chất lượng cao thì đem xuất khẩu, còn hàng lỗi, hàng kém chất lượng thì đưa về thị trường nội địa; hàng ùn ứ bán không hết mới kêu gọi giải cứu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào nông sản Việt.

Theo báo Tiền Phong

Chia sẻ :

Các tin khác

22/01/2025, Thứ tư
Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được thực hiện tại Cù lao Gò Con Chó, huyện Cần Giờ, TP.HCM sẽ sử dụng 571 ha đất, vốn đầu tư trên 50.000 tỷ đồng…
14/01/2025, Thứ ba
Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo về cơ cấu giá bán lẻ điện, trong đó đề xuất rút ngắn biểu giá điện bậc thang từ 6 xuống còn 5 bậc. Bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh thay vì 50 kWh hiện nay, còn bậc cao nhất từ 701 kWh trở lên.
12/01/2025, Chủ nhật
Nghị định 168 đối với ô tô: Tổng hợp mức phạt các lỗi phổ biến
12/01/2025, Chủ nhật
Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt VPHC về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã tăng nặng mức phạt đối với nhiều hành vi. Dưới đây là thông tin về các mức phạt tại Nghị định 168 đối với xe máy.
12/01/2025, Chủ nhật
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa công bố 10 sự kiện Logistics Việt Nam năm 2024.
15/02/2022, Thứ ba
Người sáng lập ABACooltrans luôn nhìn trực diện vào phóng viên Forbes Việt Nam trong suốt cuộc phỏng vấn tại văn phòng công ty ở quận 5 vào trung tuần tháng 10.
25/12/2020, Thứ sáu
Từ con sóng ngầm đột ngột lóe sáng năm 2020, chuỗi cung ứng lạnh đứng trước cơ hội khuấy động bất động sản hậu cần năm 2021.
07/09/2020, Thứ hai
Doanh thu của các đơn vị trong ngành chuỗi cung ứng lạnh giai đoạn 2019-2023 dự kiến đạt tăng trưởng kép là 19,6%.
03/09/2020, Thứ năm
ABA Cooltrans đã chính thức khai trương trung tâm phân phối lạnh (DC) miền Đông 1 ở Khu chế xuất Linh Trung II, Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
19/08/2020, Thứ tư
Dự kiến vào đầu tháng 9, ABA Cooltrans, doanh nghiệp dẫn đầu trong chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam, sẽ mở thêm 1 trung tâm phân phối lạnh (DC) ở Thủ Đức, TP.HCM.